Cách phân biệt thực phẩm nóng thực phẩm mát

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường nghe nói thực phẩm này nóng, thực phẩm kia mát, ví dụ như : Ăn vải gây nóng, còn ăn dưa hấu thì mát; thịt bò nóng, thịt trâu mát… Vậy thực phẩm nóng là gì, thực phẩm mát là gì? Trong Video hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này.
Xem video:


CÁCH PHÂN BIỆT THỰC PHẨM NÓNG VÀ MÁT.

Có thể nói rằng, thức ăn là một dạng năng lượng, vì nó là hình thức đơn giản nhất và dễ tiếp cận nhất của năng lượng. Theo “lý thuyết năng lượng thực phẩm” các loại thức ăn được xếp theo hình một kim tự tháp, các loại thực phẩm động vật ở trên đỉnh ngọn tháp, trong khi các loại thực phẩm thực vật là ở mức độ trung bình và ở mức thấp nhất là các loại thực phẩm còn nguyên gốc. Nếu mỡ động vật nhiều hơn trong khẩu phần thức ăn, thì nguồn năng lượng tích cực trong cơ thể sẽ ít đi. Vì vậy, các loại thực phẩm tốt nhất là rau, thực vật, và các thực phẩm chưa qua chế biến.
- Tây Y cho rằng thực phẩm nóng là loại chứa nhiều năng lượng trong cùng một đơn vị khối lượng (ví dụ dầu mỡ là nóng vì 1g đem lại 9 calo, trong khi 1g đường hay đạm chỉ mang lại 4 calo). Còn thực phẩm mát là loại ít năng lượng và nhiều nước, chất xơ, muối khoáng và vitamin.
Vậy theo quan điểm trên, rau hay trái cây tươi mọng nước là thức ăn mát vì ít calo; nhưng được phơi hay sấy khô thì chúng sẽ tăng năng lượng và hóa nóng. Ví dụ, chuối khô, nho khô… sẽ nóng hơn so với chuối hay nho tươi; thịt khô hay cá khô sẽ nóng hơn thịt hay cá tươi.
Theo một quan điểm khác tính Axit – Kiềm của thực phẩm có nhiều điểm tương đồng với tính âm dương, nóng mát trong Đông y. Theo đó thực phẩm mang tính axit là dương, và ngược lại tính kiềm là âm. Chìa khóa để có một sức khỏe tốt chính là cân bằng giữa 2 yếu tố này : Axit và Kiềm.
Chúng ta ăn thức ăn, thực chất là ăn Hydro vì khả năng giải phóng ion Hydro sẽ tạo ra năng lượng nuôi tế bào. Khả năng giải phóng ion Hydro được tính bằng đơn vị pH. Nước có pH=7 gọi là độ pH trung tính, nếu pH lớn hơn 7, chất đó gọi là kiềm, còn pH nhỏ hơn 7 chất đó gọi là axit. Axit và kiềm có đặc tính trái ngược nhau như dương và âm.

Cach-phan-biet-thuc-pham-nong-thuc-pham-mat
Tính âm dương trong thực phẩm


- Còn theo Đông Y, nói về tính nóng hay mát là nói về dương tính hay âm tính của thực phẩm. Bắt nguồn từ Thuyết dưỡng sinh thực dưỡng Ohsawa (Nhật Bản) có 4 yếu tố để xác định được, đó là thực phẩm dương hay là âm:
1. Thực phẩm lớn lên ở đâu?
2. Cách mà thực phẩm phát triển
3. Hàm lượng kali và natri trong nó.
4. Tác động của thực phẩm lên cơ thể con người.
Cụ thể như sau:
– Thực phẩm nóng (dương): là những loại thường sinh trưởng ở phía Nam, mùa sinh trưởng là mùa nóng, phần trên mặt đất mọc cao, thẳng đứng, phần dưới đất nằm ngang, có nhiều nước, nhanh chín, gặp nhiệt thì mềm, thường có màu lục, trắng, lam, tím, nhiều vitamin C, bộ phận thường ăn được là thân và lá... Lượng kali trong thực phẩm dương thường cao trong khi lượng natri lại rất thấp. Thực phẩm dương có tác dụng làm nóng cơ thể.
-Thực phẩm mát (âm): là những loại sinh trưởng ở phía Bắc, thời gian sinh trưởng là mùa lạnh, phần trên mặt đất thường mọc bò ngang, phần dưới mặt đất thì thẳng đứng, ít nước, nấu lâu chín, gặp nhiệt thì rắn lại, thường có màu đỏ, da cam, nâu, vàng, đen, ít vitamin C, bộ phận thường ăn được là rễ, củ... Lượng kali trong thực phẩm âm thấp còn lượng natri lại rất cao. Thực phẩm tính âm có tác dụng làm mát cơ thể.
- Theo YHCT Việt Nam ta phân biệt thức ăn theo 5 mức âm dương ứng với ngũ hành: Hàn (lạnh, tức âm nhiều, tương đương với hành Thủy trong Ngũ hành), Nhiệt (nóng, tức dương nhiều, tương đương với hành Hỏa trong Ngũ Hành), Ôn (ấm, dương ít, Mộc); Lương (mát, âm ít, Kim), Bình (trung tính, Thổ). Theo đó chia thành 3 loại: thực phẩm tính nóng, thực phẩm tính mát và thực phẩm tính bình.
Bạn có để ý là, trong dân gian có nhiều món ăn tuy đơn giản, nhưng chứng tỏ ý thức về Nguyên lý Âm Dương của dân tộc ta rất sâu sắc, chẳng hạn như: món cá trê nướng và dầm với nước mắm gừng. Trong đó cá trê là thực phẩm âm, nướng là cách nấu dương và nước mắm gừng cũng là dương, sự kết hợp này đem đến sự cân bằng cho món ăn; Ví dụ khác: cà tím (Âm) đem nướng (Dương) rồi trộn mỡ hành dằm nước mắm (Dương); trứng vịt lộn (Âm) ăn với rau răm và muối tiêu (D) cho đỡ nặng bụng khó tiêu. Ăn dưa hấu (Â) thì chấm với muối (D). Nước dừa (Â) thì thêm ít muối (D) vào để làm cho bớt cái âm của nước dừa.

Cach-phan-biet-thuc-pham-nong-thuc-pham-mat
Phân biệt thực phẩm nóng và thực phẩm mát theo YHCT Việt Nam


Bảng phân loại các thực phẩm theo tính chất Âm – Dương của YHCT”. Bạn có thể nhấn vào xem để tham khảo về tính nóng hay mát của từng loại thực phẩm hay dùng thường ngày. Và nhớ lưu lại, để tiện tham khảo lần sau bạn nha.

THỰC PHẨM MÁT TỐT HƠN HAY NÓNG TỐT HƠN?

Khoa học chứng minh rằng, khi cơ thể của bạn nạp nhiều thực phẩm "âm" có sẵn trong tự nhiên, bạn sẽ được sống lâu hơn, bởi vì nó sẽ làm cho sự thoái hóa của các cơ quan nội tạng bị chậm lại.

- Thực phẩm mát cũng rất lý tưởng cho những người luôn cảm thấy căng thẳng, người nóng tính và đang chịu áp lực cao trong cuộc sống.
Sử dụng nhiều thực phẩm mát sẽ làm dịu tinh thần và tăng cường sức sống cho cơ thể. Thực phẩm mát thường được tiêu thụ nhiều nhất trong mùa hè (mùa của những tháng dương) để giúp giữ cho cơ thể cân bằng.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng, nếu chỉ tiêu thụ thức ăn mát, sẽ làm cho cơ thể không đủ chất, không hài hoà khiến cơ thể luôn mệt mỏi. Triệu chứng của thể chất không được khỏe mạnh, thường có thể biểu hiện như tiêu chảy, da xanh xao, thiếu màu sắc trong mắt và da… Nếu cơ thể bạn có những triệu chứng như vậy thì bạn nên thêm thực phẩm nóng vào khẩu phần ăn uống hàng ngày của bạn.
- Thực phẩm nóng rất đa dạng và phông phú, rất nhiều hương vị, mang tính mạnh mẽ và nóng. Thực phẩm nóng tốt nhất nên ăn trong mùa Đông, tháng âm . Thực phẩm nóng rất tuyệt vời cho những người kinh niên thiếu năng lượng (cơ thể bạn đang cạn kiệt của bản chất dương) và thực phẩm nóng tốt cho những phụ nữ mới sinh.
Khi cơ thể bạn dư thừa các loại thực phẩm nóng, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như ợ nóng, táo bón, phát ban, mụn nhọt, mụn trứng cá và vết loét. Lúc đó, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm mát để cơ thể bạn được cân bằng âm dương.

Cach-phan-biet-thuc-pham-nong-thuc-pham-mat
Cân bằng giữa thực phẩm nóng và thực phẩm mát


Tóm lại, đau ốm bệnh tật không có gì khác ngoài mất cân bằng do một vài nhân tố nào đó. Cơ thể chúng ta chỉ có thể phát triển khỏe mạnh nếu đạt đến sự cân bằng. Chính vì lẽ đó mà khi ăn những món trong nhóm thực phẩm cực dương, cơ thể sẽ đòi hỏi phải ăn thêm nhóm thực phẩm cực âm để cân bằng.
Đông y rất coi trọng việc điều hòa âm dương dựa trên nguyên tắc phối hợp giữa thức ăn mát với thức ăn nóng. Tuy nhiên, mọi sự phân chia chỉ là tương đối. Còn nếu không am hiểu tường tận, thì tốt nhất bạn nên dùng đa dạng thức ăn, mỗi thứ một tí, ắt sẽ tạo được sự cân đối giữa “nóng” và “mát” một cách tự nhiên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét