Những Tác Hại Khi Bạn Uống Quá Nhiều Nước Chanh





Chanh là loại quả gần như không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày của chúng ta. Vị chua của nước cốt chanh có thể dùng trực tiếp với các món ăn hoặc làm nước chấm tỏi, ớt, chua ngọt… Chanh rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin C, chanh được biết đến với vai trò hỗ trợ chức năng miễn dịch, giúp kích thích não bộ và thần kinh chức năng, đồng thời kiểm soát huyết áp. Chanh chứa saponin có tính chất kháng khuẩn, ngăn ngừa cúm và cảm lạnh.
Và Chanh còn làm nước giải khát cực kỳ hiệu quả mà ai cũng muốn thưởng thức mỗi trưa hè nóng nực… Sau đây là những tác dụng của nước chanh có thể bạn chưa biết:
Nước chanh giải khát

10 TÁC DỤNG CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE CỦA NƯỚC CHANH

1. GIÚP BÙ NƯỚC CHO CƠ THỂ
Nước chiếm đến hơn 70% trọng lượng cơ thể. Khi làm việc và hoạt động mệt mỏi, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi và mất đi các chất điện giải (khoáng chất gồm natri, kali và clorua). Nước chanh làm tăng quá trình cân bằng điện giải trong cơ thể, nên nó được dùng như một loại thức uống bù nước hiệu quả.

2. CẢI THIỆN LÀN DA
Uống nhiều nước giúp cải thiện làn da cũng là một kiến thức phổ biến. Nếu làn da mất đi độ ẩm thì da sẽ bị khô, có xu hướng nhăn nheo.
Vitamin C trong chanh có thể giúp làm giảm sự hình thành các nếp nhăn, đẩy lùi một số loại vi khuẩn gây ra mụn trứng cá. Chanh chứa các chất chống oxy hóa mạnh, làm giảm các vết nhăn, đồng thời giúp da trông tươi trẻ.

3. TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH
Trong nước chanh có chứa nhiều vitamin C, đây là loại chất giúp tăng cường sức đề kháng/ và ngăn cản các nhóm bệnh khi thời tiết lạnh. Những người uống nước chanh mỗi ngày thường ít bị cảm cúm hơn, hoặc nếu mắc phải cũng sẽ nhanh khỏi hơn những người chưa nhận ra lợi ích của loại nước uống dễ kiếm này. Ngoài ra/ chanh còn giúp tăng cường hấp thu sắt, đóng vai trò trong khả năng miễn dịch.

4. HỖ TRỢ TIÊU HÓA
Nước chanh khi uống nóng có thể giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm chứng đầy bụng. Axít citric trong chanh giúp bổ sung axít tự nhiên trong dạ dày để tiêu hóa thức ăn.
Không những thế trong chanh còn chứa nhiều kali và các khoáng chất, giúp duy trì nồng độ natri và làm giảm các chất độc trong đường tiêu hóa, giảm chứng trướng bụng, đầy hơi. Uống 1 cốc nước chanh ấm mỗi buổi sáng, sau 2 tuần bạn sẽ cảm nhận chứng đầy bụng giảm rõ rệt.
Uống nước chanh, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn vì nó được coi là một chất lợi tiểu trong cơ thể, giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Theo đó tốc độ đào thải độc tố cũng nhanh chóng hơn, giúp cho đường tiết niệu của bạn được khỏe mạnh.

5. CHỐNG VIÊM NHIỄM
Viêm mãn tính là yếu tố của các loại bệnh nghiêm trọng, nước chanh làm giảm axit trong cơ thể, loại bỏ các axit uric độc hại. Vitamin C có trong chanh giúp chống viêm và được sử dụng trong việc điều trị bệnh hen suyễn cùng với các bệnh về hô hấp khác.

6. HƠI THỞ THƠM MÁT
Bạn đã từng dùng chanh xát lên tay để tẩy đi mùi hôi khó chịu? Trên thực tế trái chanh được cho là có tác dụng khử mùi. Đặc biệt bạn có thể áp dụng biện pháp khử mùi này/ khi ăn các thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành, cá.
Hãy giữ cho hơi thở thơm mát bằng cách uống một ly nước chanh sau bữa ăn và khi thức dậy. Một tác dụng ít người biết của chanh là làm giảm đau răng và viêm lợi. Chanh cũng kích thích tiết nước bọt, và nước giúp ngăn ngừa khô miệng, vốn dẫn đến hơi thở hôi do sự quá phát vi khuẩn.

7. HỖ TRỢ GIẢI ĐỘC TỐ
Các axit hữu cơ như axit citric có trong chanh giúp hấp thụ nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, sắt… Nghiên cứu còn chứng minh, axit citric cũng giúp phòng ngừa sỏi thận, thậm chí còn được dùng trong việc điều trị bệnh sỏi thận.
Axit chanh còn giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại. Chanh giúp giải các độc tố trong cơ thể/ bằng cách tăng cường chức năng enzym, kích thích gan của bạn hoạt động tốt. Uống nước chanh giúp chức năng gan của bạn luôn ở mức tốt nhất.

8. GIÚP GIẢM CÂN
Nếu bạn muốn giảm cân, nước chanh là một giải pháp hoàn hảo. Nước chanh tăng cường sự trao đổi chất và giảm cơn thèm ăn, Vitamin C trong chanh giúp đốt cháy chất béo và calo thừa trong cơ thể. Hơn nữa, vỏ chanh có các thớ pectin giúp giảm cân bằng cách ngăn dạ dày hấp thụ đường quá nhanh. Bạn có thể thêm vỏ chanh vào nước lọc hoặc nước chanh ấm. Tuy nhiên bạn cũng không được lạm dụng quá, vì hàm lượng Oxalate có trong vỏ chanh, có thể hấp thụ ion canxi tạo thành sỏi thận.
Để giảm cân hiệu quả bạn cần duy trì thói quen uống một cốc nước chanh mỗi ngày kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đều đặn.

9. GIẢM STRESS
Chanh là một trong số ít các loại thực phẩm/ chứa nhiều ion tích điện âm, cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng hơn.
Ngoài tất cả các lợi ích về thể chất, nước chanh còn được tin là có thể giúp nâng cao tinh thần. Mùi chanh cũng có các tính năng kích hoạt và cải thiện tâm trạng/ và qua đó giúp giảm lo lắng và trầm cảm.

10. CẮT CƠN "NGHIỀN" CÀ PHÊ
Nhiều người có thói quen phải uống cà phê mỗi sáng để có thêm năng lượng cho một ngày làm việc dài. Tuy nhiên, nếu thay cà phê bằng một cốc nước chanh ấm mỗi sáng trong vòng hai tuần, bạn chắc chắn sẽ cảm tỉnh táo, đầy sức sống và khỏe khoắn.

11. CÁC LỢI ÍCH KHÁC
- Tốt cho thị lực: Không chỉ cà rốt, chanh cũng tốt cho mắt. Cùng thuộc họ cam, quýt, chanh chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về mắt.
- Nước chanh còn giàu chất kali tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp kích thích trí não phát triển và cân bằng huyết áp.
- Giúp cân bằng độ PH trong cơ thể: Mức PH quá lớn là tác nhân gây bệnh tật, cholesterol cao sẽ dẫn tới tiểu đường. Nước chanh có tác dụng kiềm hóa axit trên các mô cơ thể. Mặc dù trong quả chanh có axit citric, nhưng axit citric có thể chuyển hóa trong cơ thể thành carbon dioxit và nước, sau đó carbon dioxide được thải ra ngoài theo đường thở, nên tính axit cũng bị loại bỏ. Còn các ion kali, canxi trong chanh được lưu lại trong cơ thể với hình thức của các cation kim loại, do đó chanh được gọi là “thực phẩm tính kiềm”.
Mặc dù nước chanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu bạn uống quá nhiều nước chanh thì chúng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ với cơ thể. Sau đây là một số tác dụng phụ bạn cần biết.

NHỮNG TÁC HẠI KHI UỐNG QUÁ NHIỀU NƯỚC CHANH

1. CHỨNG Ợ CHUA
Uống quá nhiều nước chanh có thể kích thích chứng ợ chua hoặc làm cho tình trạng này tồi tệ hơn gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ợ chua thường xảy ra khi bạn đang đói bụng, lúc dạ dày trống rỗng. Lúc này dạ dày co bóp mạnh hơn khiến các loại dịch vị, axit trong dạ dày lên cao hết chiều dài thực quản, đến cuống miệng rồi gây cảm giác ợ chua
Dù trong nước chanh có hiệu ứng kiềm cho cơ thể, nhưng nó vẫn còn tính axit, sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày, do đó uống quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

2. ĐI TIỂU QUÁ NHIỀU + MẤT NƯỚC
Chanh rất giàu vitamin C nên nó được coi như liều thuốc lợi tiểu tự nhiên rất tốt, nó kích thích bàng quang và thận gia tăng lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài cơ thể. Điều này có nghĩa là nước chanh làm chúng ta đi tiểu nhiều hơn, do đó, natri và chất lỏng dư thừa sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể.
Mặc dù như vậy là tốt cho sức khỏe, nhưng khi bạn uống quá nhiều nước chanh sẽ dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều hơn, gây mất nước trong cơ thể. Vì vậy đừng quá lạm dụng nước chanh nếu không muốn bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ này.

3. LÀM MÒN MEN RĂNG
Thật ngạc nhiên khi biết được rằng axit citric và axit ascorbic (hay vitamin C) có trong chanh gây ăn mòn răng. Uống nhiều nước chanh sẽ làm xói mòn men răng cũng như làm răng nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với đồ ăn nóng hoặc lạnh.

Vậy, làm thế nào để uống nước chanh đem lại hiệu quả tốt nhất, uống bao nhiêu nước chanh mỗi ngày để không bị gọi là quá nhiều?

PHƯƠNG PHÁP UỐNG NƯỚC CHANH ĐÚNG CÁCH

- Khi pha nước chanh, bạn nên sử dụng chanh tươi, mọng nước.
- Không uống trực tiếp nước cốt chanh đậm đặc: Vì chanh có hàm lượng axit rất cao nên khi uống phải pha với nước, nếu uống trực tiếp có thể sẽ làm hại dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và đường tiêu hóa.
- Không pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng: Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, hoặc nước nóng dưới 60 độ C mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.
- Mỗi ngày 1 quả chanh pha với 0,5l nước: Có rất nhiều cách pha nước chanh, nhưng khi dùng nước chanh mỗi ngày ta nên pha loãng nước cốt chanh để đảm bảo cho sức khỏe.
- Không uống nước chanh khi đang đói: Nên uống nước chanh sau khi ăn khoản 30 phút để dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Uống nước chanh khi đang đói dễ khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là gây đau quặn dạ dày.
- Uống nước chanh bằng ống hút: sẽ hạn chế axit bám vào răng, gây mòn men răng. Sau khi uống nước chanh, nên súc miệng lại bằng nước để bảo vệ răng miệng.
- Nếu bạn bị mất ngủ, bạn có thể uống nước chanh nóng pha với chút mật ong sau khi ăn tối khoảng 2 tiếng và trước khi đi ngủ. Bạn sử dụng thường xuyên trong 1 tuần sẽ thấy giấc ngủ của mình được cải thiện rất nhiều.
Nguồn tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét